Tận dụng cơ hội
Thời gian qua, mặc dù thế giới phải đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhưng ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Việt Nam hiện đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu đồ gỗ với thị trường trải dài trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi giai đoạn 2006 – 2010, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam là 2,8 tỷ USD/năm thì giai đoạn 2011 – 2020 đã tăng lên khoảng 8 tỷ USD/năm. Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, đối mặt với đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ, đồ gỗ đã nghiêm túc ứng phó với dịch, thực hiện tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm phù hợp với khách hàng nên đã đặc lợi thế trên thị trường quốc tế.
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt 12,3 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,4 tỷ USD, tăng xấp xỉ 42% so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng trong khi nhiều ngành khác còn khó khăn.
Dẫn đầu về giá trị xuất khẩu là thị trường Hoa Kỳ với 5 tỷ USD, tăng 93,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với 814 triệu USD, tăng 27,1%; Nhật Bản 704 triệu USD, tăng 17,2%; Hàn Quốc với 453,1 triệu USD, tăng 12,8%.
Đồ gỗ là mặt hàng có triển vọng nhất trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp 7 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 550 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ (phần lớn là đồ gỗ) trong tháng 7/2021 đạt 196 triệu USD.
Thực tế, trước đây, Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu nội thất phòng ngủ từ Trung Quốc, nhưng đến nay, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp nội thất phòng ngủ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Giá trị xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 991,4 triệu USD, tăng 69,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia cho rằng, lợi thế trong ngành xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua là do có môi trường sản xuất an toàn nhờ dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ trong khi nhiều nước đã phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy. Mặt khác, các doanh nghiệp ngành gỗ và đồ gỗ của Việt Nam có khả năng xác định thị trường tốt và tận dụng cơ hội khá hiệu quả.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng sang các thị trường Anh, Canada, Pháp, Úc cũng góp phần thúc đẩy giá trị xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ trong thời gian tới do nhu cầu của các thị trường này đối với đồ nội thất phòng ngủ đang ở mức cao. Theo đó, Việt Nam là nhà cung cấp đồ gỗ nội thất lớn thứ sáu cho Pháp nhưng chỉ chiếm 4,5% tổng giá trị nhập khẩu, khá thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này. Vì vậy, cơ hội mở rộng thị phần tại Pháp là rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng đã giúp ngành gỗ Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ.
Dự báo trong tương lai
Dự báo, thị trường nội thất toàn cầu vẫn còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kép 3,75%. Năm 2020, Việt Nam chỉ chiếm 2,58% thị trường đồ gỗ toàn cầu, đạt 509,8 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2027 đạt khoảng 650 tỷ USD.
Theo quy hoạch của Chính phủ về phát triển ngành gỗ, đến năm 2025, xuất khẩu gỗ đạt 20 tỷ USD, tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD. Đến năm 2030, con số xuất khẩu gỗ đạt 25 tỷ USD, tiêu thụ nội địa là 6 tỷ USD.
Hơn 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ, năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ và các sản phẩm từ gỗ là từ nguyên liệu gỗ hợp pháp.
Mục tiêu của ngành gỗ Việt Nam là đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD, trong đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu, 30% doanh nghiệp xuất khẩu tạo ra giá trị gia tăng, 20% xuất khẩu. giá trị là ODM.
Theo: VietnamCredit