Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021
Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam phải hứng chịu đợt dịch Covid-19 nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân. Tuy nhiên, giá bất động sản không giảm, ngành vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
- Năm 2020, vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD, trong đó 3,8 tỷ USD đổ vào ngành bất động sản.
- Các chuyên gia cũng đánh giá, năm 2021 là một năm thuận lợi cho bất động sản về mọi mặt.
- Tín dụng rất “hào phóng” đối với thị trường bất động sản khi cam kết giải ngân lên tới 157 tỷ đồng trong 4 tháng.
- Chính sách giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh.
Xu hướng thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến tình trạng khan hiếm thanh khoản. Theo đó, ba mũi nhọn tài chính tiền tệ vào bất động sản được kiểm soát chặt chẽ.
Thứ nhất, về tín dụng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/5, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, chiếm 20,66% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chủ yếu cho mục đích tư nhân là 1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%. Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản hơn 786 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,7%.
Thứ hai, đối với trái phiếu doanh nghiệp, sau một vài vụ lùm xùm trên thị trường, trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã bị siết lại. Tính chung 6 tháng đầu năm, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 180.000 tỷ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý II tiếp tục sụt giảm khi tổng số đợt phát hành chỉ còn 16 đợt, giảm 63% so với quý I, tương ứng giá trị đạt gần 8.600 tỷ đồng, giảm 79% so với quý trước. .
Thứ ba, đó là về thuế bất động sản. Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, năm 2021, thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản đạt 21.000 tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tăng 30%) so với năm 2020.
Năm 2022, thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản những tháng đầu năm đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021. Theo một số thống kê, giá bất động sản ở một số phân khúc và khu vực nhất định hiện 20 -25 lần so với thu nhập của người dân và con số này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Từ những yếu tố này và một số tác động khác, có thể thấy số lượng giao dịch bất động sản đang có xu hướng chững lại.
Ở góc độ doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ gặp nhiều khó khăn liên quan đến thu xếp vốn, huy động nguồn lực để phát triển dự án, từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Họ có thể phải tiếp cận các kênh huy động khác trên thị trường vốn với chi phí cao hơn, gây nguy cơ “ăn mòn” lợi nhuận.
Đối mặt với những khó khăn và thách thức này, các doanh nghiệp sẽ cần có những động thái ứng biến linh hoạt để thích ứng với điều kiện thị trường hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nguồn cung và giao dịch bất động sản nhà ở tại các dự án trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 22.700 sản phẩm và có khoảng 11.500 sản phẩm được giao dịch.
Về 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí gia tăng, lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục đẩy chi phí lên.
“Thanh khoản sẽ giảm. Nhà đầu tư cũng có xu hướng để dòng tiền nghỉ ngơi và thận trọng hơn”, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định.
Theo: VietnamCredit