Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường có mức tăng mạnh thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 tác động tiêu cực lên thị trường, áp lực bán ra tăng khiến chỉ số VN-Index liên tục giảm điểm. Động thái bán ròng liên tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Do đó, triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19.
TTCK Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (sau UAE) với mức tăng 28,7% trong 6 tháng đầu năm 2021. Tính đến ngày 30/6/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.408,55 điểm, tăng 27,6% so với cuối năm 2020. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 29,2%, đạt 6.838 nghìn tỷ đồng, tương đương 108,7% GDP, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tiếp tục bùng nổ. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 22.770 tỷ đồng/phiên, tăng 206,8% so với bình quân năm 2020. Sự tăng mạnh của thanh khoản chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cho thấy tâm lý ảnh hưởng đến từ khối ngoại không còn chi phối nhiều đến TTCK Việt Nam trong thời gian qua.
Xét về hoạt động huy động vốn, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt 176.745 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: (i) Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa ước đạt 26.857 tỷ đồng, tăng 197%; (ii) Huy động vốn qua phát hành TPDN ra công chúng ước đạt 8.394 tỷ đồng, giảm 23%; (iii) Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng 63% với giá trị đạt 141.493 tỷ đồng.
Có nhiều yếu tố trong và ngoài nước tác động tăng đến thị trường Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể:
- Việt Nam thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhờ đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn hoàn thành theo đúng kế hoạch (Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt hơn 5,64%, gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020);
- Lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì ở mức thấp dẫn đến dòng tiền tiết kiệm của người dân và tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19 tạm thời dịch chuyển vào thị trường tài sản, nhất là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản (Số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh khiến thanh khoản và lực cầu vào TTCK tăng nhanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có 620.683 tài khoản mở mới, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2020, bằng số tài khoản mở mới của hai năm trước cộng lại);
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch Quý I năm 2021 khả Theo báo cáo tài chính quý I/2021 của các doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch (công bố đến ngày 30/4/2021), tổng lợi nhuận sau thuế tăng 66,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, dự kiến mức lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết vẫn duy trì khá tốt, nhất là khối tài chính ngân hàng, ngành thép, chứng khoán;
- Mức định giá của TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là hợp lý so với thị trường khu vực. Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, mức định giá P/E của VN-Index cuối tháng 6 khoảng 18,8 lần, thấp hơn các thị trường khu vực ASEAN từ 30-50%;
- Trên thế giới, hầu hết TTCK thế giới đã tăng điểm và hồi phục tích cực, các nhà đầu tư lạc quan về sự phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, EU, Trung Quốc. Chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 đã được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ và các nước châu Âu mang lại viễn cảnh tươi sáng hơn cho nền kinh tế thế giới.
Thị trường giảm điểm kể từ đầu quý III/2021
Kể từ đầu quý III/2021 đến nay, thị trường đã trải qua đợt điều chỉnh khá mạnh với mức giảm 12,5% từ đỉnh 1.420, và hiện tại đang tăng khoảng 12,65% so với đầu năm 2021, tương đương một số thị trường khu vực như Hàn Quốc, Ấn Độ…
Chốt phiên giao dịch ngày 21/7/2021, chỉ số VN-Index giảm 2,5 điểm xuống 1.270,79 điểm, trong đó VN30-Index giảm 4,48 điểm còn 1.406,54 điểm.
Thanh khoản thị trường đã giảm so với phiên giao dịch ngày 20/7/2021 với giá tṛi khớp lệnh đạt hơn 12.700 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến không mấy tích cực khi bán ròng trở lại với giá trị khớp lệnh gần 1.392 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Giá trị bán ròng của khối ngoại: -1.391,52 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm VIC (- 1.191,5 tỷ), MSB (-136,5 tỷ) và CTG (-73,8 tỷ). Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với giá trị 9,66 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng mạnh sàn HSX, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu VIC. Thanh khoản thị trường suy yếu với độ rộng thị trường ở trạng thái trung lập vẫn cho thấy VN- Index sẽ tiếp tục vận động trong vùng 1.250-1.300 điểm.
Chỉ số VN-Index liên tiếp giảm điểm khiến cho nhà đầu tư bi quan về triển vọng của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, ít nhất cho đến hết tháng 7/2021. Những thông tin liên quan đến số ca tăng do dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành đã tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư.
Trong thời gian tới, triển vọng kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng vẫn phụ thuộc khá nhiều vào tình hình diễn biến Covid-19. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Các thông tin tạo lực đẩy thị trường tăng trưởng như kết quả kinh doanh quý III sẽ khó được khả quan.
TTCK Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với những yếu tố rủi ro:
-
- TTCK đã tăng trưởng trong một thời gian khá dài (từ tháng 8/2020), đã vượt mốc 1.400 điểm. Mức giá của nhiều mã chứng khoán đang ở mức khá cao sau một thời gian tăng mạnh. Do đó, giai đoạn này TTCK tương đối nhạy cảm với các thông tin và tâm lý chốt lời của nhà đầu tư nên thị trường có thể có những nhịp điều chỉnh với tần suất khá lớn.
- Diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 tại một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Trường hợp dịch bệnh tiếp tục bùng phát và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.
- Việc nhà đầu tư cá nhân tăng tỷ trọng trên TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây từ mức 79% năm 2019 lên mức 82% có thể tăng thêm tâm lý đầu tư theo số đông khiến thị trường có những biến động lớn.
- Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất trong những tháng gần đây đã tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước, điều này có thể sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn trong thời gian tới và khó giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận như thời gian vừa
- Trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương đã bắt đầu đưa ra những tín hiệu về khả năng áp dụng chính sách đối phó với lạm phát như dừng các chính sách kích thích kinh tế hay thông báo kế hoạch tăng lãi suất. Các chính sách này nếu được thực thi sớm trên thế giới và nếu áp lực lạm phát trong nước tăng sẽ tạo thêm áp lực cho TTCK điều chỉnh giảm.
Theo: Bộ Công Thương