Miền Tây sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế
Nếu như trước đây, bất động sản công nghiệp dường như chỉ tập trung tại các khu vực giáp ranh đô thị lớn như Đồng Nai, Bình Dương thì hiện nay, ĐBSCL đang chứng minh là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư lớn đầu quân ở lĩnh vực này nhờ lợi thế quỹ đất lớn, phù hợp quy hoạch và các chính sách thu hút đầu tư rộng mở.
Thực tế, xu hướng ly tâm dịch chuyển về thị trường miền Tây đã diễn ra trong nhiều năm nay và dự kiến sẽ không giảm tốc trong 2021, đặc biệt tại những điểm sáng như Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, hay Hậu Giang…. Trong đó, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng ngày càng hoàn thiện, là yếu tố tiên quyết giúp các địa phương này hấp dẫn đầu tư.
Không khó để tìm kiếm những tên tuổi lớn của ngành địa ốc liên tục rót vốn vào thị trường ĐBSCL. Nếu Kiên Giang chiếm ưu thế với phân khúc đô thị sinh thái ven biển, hay BĐS du lịch nghỉ dưỡng thì Long An hay Hậu Giang lại thu hút giới đầu tư về phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp.
Hậu Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, có hệ thống sông ngòi kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, có thế mạnh lớn về cây ăn trái và nguồn thủy hải sản phong phú. Đồng thời với chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, GDP bình quân 8%/năm, Hậu Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về phát triển hạ tầng khu công nghiệp và tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.
Đô thị “thủ phủ công nghiệp” của miền Tây
Ưu điểm của Hậu Giang là có quỹ quỹ đất dồi dào, hạ tầng giao thông đồng bộ cả về đường thủy và bộ, vị trí gần với TP Cần Thơ. Hiện tỉnh có 9 cụm công nghiệp (CCN)-KCN với tổng diện tích hơn 5.000ha, trong đó có 6 KCN hiện đã đạt tỉ lệ lấp đầy từ 70-100%, quy tụ khoảng 24.314 lao động đang làm việc.
Xét về mặt hạ tầng giao thông, tỉnh Hậu Giang đang cải thiện rõ nhờ sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đơn cử như nâng cấp quốc lộ 61; tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp nối Hậu Giang với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn; xây dựng tuyến đường nối TP Vị Thanh với TP Cần Thơ và đặc biệt cải tạo, mở rộng quốc lộ Nam Sông Hậu.
Theo ghi nhận, các khu vực kể trên đang tập trung hình thành các khu đô thị và các khu kinh tế phụ trợ công nghiệp. Sự xuất hiện của các dự án lớn khiến thị trường trở nên sôi động và nhộn nhịp có thể kể đến: Tập đoàn DIC khởi công dự án DIC Victory City Hậu Giang, Tập đoàn Vingroup đầu tư trung tâm thương mại Vincom, Dự án khu đô thị Cát Tường Western Pearl tại trung tâm TP Vị Thanh hay Khu dân cư Vạn Phát Sông Hậu (huyện Châu Thành)… đều đón nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư vì hướng đến nhu cầu an cư thực thụ.
Trong bối cảnh kinh tế Hậu Giang khởi sắc và hàng loạt các dự án KCN mới được đầu tư mở rộng, các dự án khu dân cư thương mại liền kề KCN sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh luôn trong tình trạng khan hiếm “cung không đủ cầu” bởi đáp ứng nhu cầu an cư và thương mại, thuận tiện vừa ở vừa kinh doanh. Dự án khu dân cư (KDC) Vạn Phát Sông Hậu do Công ty TNHH Nam Châu làm chủ đầu tư và Công ty Vạn Phát là đơn vị phát triển là một điển hình cho phân khúc này.
KDC Vạn Phát Sông Hậu tọa lạc mặt tiền quốc lộ Nam Sông Hậu, một mặt trải dài bên bờ sông Hậu – đáp ứng hài hòa các tiêu chí “Nhất cận Thị, Nhị cận Giang, Tam cận Lộ”. Nhà đầu tư ví von đây là cung đường tơ lụa – đô thị thủ phủ công nghiệp của miền Tây với nhiều công xưởng, xí nghiệp, cảng sông lớn như Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu 1, Nhà máy giấy LEE&MAN, Nhà Máy Xi Măng Hậu Giang, Cụm KCN Phú Hữu A, cảng Cái Cui…
Với diện tích quy hoạch trên 32 hecta, pháp lý vững chắc, tiện ích nội – ngoại khu đầy đủ, mức giá chỉ từ vài trăm triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng/sản phẩm, phù hợp nhu cầu của đối tượng công nhân viên. Cùng vị trí kết nối liên vùng thuận lợi (Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng), dự án KDC Vạn Phát Sông Hậu xứng đáng là tiêu điểm đầu tư của giới đầu tư địa ốc trong năm 2021.
Theo: Cafef
- Xem thêm thông tin chi tiết và phân tích chuyên sâu về báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam tại: https://vietnamcredit.com.vn/products/industries/trading-of-own-or-rented-property-and-land-use-rights_1088#L