Môi trường pháp lý ngành rau quả Việt Nam
Ngành rau quả Việt Nam bị chi phối Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết Luật An toàn thực phẩm (hiệu lực 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP), Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (hiệu lực 20/10/2018; thay thế Nghị định 1778/2013/NĐ-CP), các thông tư của Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc quản lý, trình tự, thủ tục cấp các giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm.
Trong năm 2020, chính phủ Việt Nam đang áp dụng một số thay đổi liên quan đến hành lang pháp lý ngành rau quả Việt Nam. Dưới đây là những thông tư, nghị định mới nhất liên quan đến ngành rau quả Việt Nam:
Thuận lợi và khó khăn ngành rau quả Việt Nam
Thuận lợi:
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên có sự đa dạng về giống cây ăn quả đặc biệt là các giống cây có giá trị trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Các hiệp định FTA đa phương và song phương đã ký kết giúp rau quả của Việt Nam được tiêu thụ trên toàn thế giới.
- Tác dụng của rau, quả đối với sức khỏe con người ngày càng được quan tâm, phổ biến và trở nên thiết yếu.
- Thị phần rau quả có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống toàn cầu, trong đó rau và trái cây chiếm tới hơn 59% và có tốc độ tăng trưởng 2,88% trong giai đoạn 2016-2021.
- Nhu cầu tiêu dùng trái cây nhập khẩu, trái cây lạ, đặc sản, trái cây an toàn, hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng cao ngày càng gia tăng.
- Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư các dây chuyền sản xuất chế biến mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao tỷ lệ sản phẩm quả chế biến, chế biến sâu và đa dạng…nâng cao giá trị gia tăng và góp phần mở rộng thị trường.
Khó khăn & Thách thức:
- Tác động của biến đổi khí hậu (khô hạn, xâm nhập mặn,…), tình hình sâu bệnh gây hại, lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn trồng, năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Việc sản xuất rau quả chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu xuất khẩu do mô hình sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, gây khó khăn cho hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ.
- Năng suất cây ăn quả của Việt Nam còn thấp so với bình quân chung thế giới và khu vực.
- Diện tích trồng cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất an toàn (GlobalGAP, VietGAP) hoặc theo hướng an toàn còn thấp (10-15% trên tổng diện tích).
- Hệ thống giao thông nội vùng, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, chi phí logistic và giá cước vận chuyển cao…
- Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp; thiếu chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng; chuỗi giá trị trái cây còn nhiều khâu trung gian làm giá thành tăng cao…
- Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ xử lý sau thu hoạch chậm được đầu tư cải thiện.
- Các sản phẩm chế biến chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, tuy nhiên chưa đa dạng. Nhiều nhà máy chưa có vùng nguyên liệu ổn định.
- Rau quả vào các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU bị rà soát và siết chặt quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu.
Nguồn: VietnamCredit
- Xem thêm thông tin chi tiết và phân tích chuyên sâu về báo cáo ngành Rau quả Việt Nam tại: https://vietnamcredit.com.vn/products/vietnam-industries/vietnam-fruit-and-vegetable-industry-report-2020-66